WELCOME TO
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
Vị trí:
Thành cổ Quảng Ngãi hay còn có tên gọi khác là Cẩm Thành, nằm cách QL1A 200m về phía Đông thuộc P. Nguyễn Nghiêm, Tp.Quảng Ngãi. Tòa thành được xây vào năm 1807 dưới thời Gia Long và đến năm 1815 thì công trình hoàn tất. Tòa thành được dùng làm hành cung và là nơi đặt cơ quan chính quyền tỉnh Quảng ngãi, cho đến khi bị phá huỷ bởi chiến tranh.
Đặc điểm:
Thành cổ Quảng Ngãi được xây dựng bằng đá tổ ong, theo lối kiến trúc Vauban, có hình bình đồ vuông, mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của thành quay về phía bắc, nhìn hướng về kinh đô Huế.
Thành cổ lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi Thiên Ấn làm minh đường. Hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa lòng thiên nhiên xinh đẹp, tạo nên sự hài hòa của cảnh quan kiến trúc.
Giá trị lịch sử:
Theo sử sách ghi lại thì Cẩm Thành đã bị chiến trang san bằng, không để lại bất cứ một dấu tích nào. Ngày nay để tưởng nhớ về giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc, một Toà thành cổ đã được phục chế và đặt ngay vị trí tọa lạc của Cẩm Thành.
Để di sản văn hóa dân tộc không bị thất truyền, Thành cổ Quảng Ngãi thường xuyên tổ chức các buổi trưng bày, trải nghiệm, giao lưu văn hoá. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc cho các thế hệ sau này.
Vị trí:
Thành Cổ Châu Sa là di tích bằng đất duy nhất còn sót lại của người Chăm. Thành được tọa lạc tại tả ngạn sông Trà Khúc, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
Đặc điểm:
Thành cổ Châu Sa có 2 lớp thành đó là:
Thành nội: là hình chữ nhật gần vuông được đắp bằng đất, có chiều dài 580m và chiều rộng 540m, chiều cao thành từ 4-6m. Thành có 4 cửa mở giữa 4 tường thành, phía chân thành rộng 20-25m, phía mặt thành rộng 5-8m.
Thành ngoại: là sự kết hợp giữa các đoạn đào đắp và địa hình tự nhiên. Thành chỉ được được đắp ở 3 cạnh đó là Đông, Tây và Bắc. Trong đó cạnh Tây và cạnh Bắc được đắp kiên cố, còn cạnh còn lại thì dựa vào địa hình đồi núi.
Giá trị lịch sử:
Năm 1924 nhà khảo cổ học người Pháp tên Henri Parmentier tình cờ tìm thấy một bia đá, sau này gọi là “Bia đá Châu Sa”. Minh văn khắc trên 4 mặt bia đá có thông tin về 2 vị Vua đầu tiên của vương triều Indrapura đó là Indravarman II và Yaya Simhavarman.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, từ nửa cuối thế kỷ XV. Nơi đây thuộc về triều đình phong kiến Đại Việt, được sử dụng làm thủ phủ của cơ quan cai quản đạo Thừa tuyên Quảng Nam, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Thành cổ Châu Sa đã được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 25/1/1994.